BÁO CÁO
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Ảnh_Báo cáo QHLĐ2019

Báo cáo quan hệ lao động 2019

Hướng tới thương lượng tập thể thực chất

Báo cáo Quan hệ lao động 2019 được xây dựng với mục tiêu đánh giá các xu hướng phát triển của quan hệ lao động như sự phát triển của công đoàn, đối thoại xã hội, thương lượng tập thể và tranh chấp lao động, đình công trong giai đoạn 2016-2018. Xuất phát từ thực tế, thiếu vắng thương lượng tập thể thực chất đã và đang trở thành nguồn gốc của các vấn đề trong quan hệ lao động.

Chương I, Báo cáo chỉ ra các xu hướng phát triển về kinh tế và thị trường lao động có tác động tới quan hệ lao động ở cấp quốc gia, ngành và địa phương.

Chương II, Báo cáo tính toán các chỉ số quan hệ lao động theo khuyến nghị của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Chương III, Báo cáo đi sâu phân tích thực trạng và các sáng kiến trong thương lượng tập thể ở cấp doanh nghiệp, ngành và nhóm doanh nghiệp, từ đó đưa ra các khuyến nghị với các đối tác xã hội trong việc thúc đẩy và lan tỏa thương lượng tập thể thực chất.

Báo cáo Quan hệ lao động 2107, do Ủy ban Quan hệ lao động xây dựng và phát hành, nhằm cung cấp bức tranh toàn diện về quan hê lao động, cũng như đề xuất các định hướng xây dựng và phát triển quan hệ lao động phù hơp với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh hội nhập.

Mục I, II và III, đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam dưới quan điểm của Đảng về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, khung khổ của hệ thống pháp luật về quan hệ lao động và những tác động của tình hình kinh tế – xã hội.

Mục IV và V, phân tích thực trạng quan hệ lao động ở Việt Nam theo các yếu tố: chủ thể quan hệ lao động; tương tác giữa các chủ thể về quan hệ lao động; thực trạng giải quyết tranh chấp lao động, đình công; các tiêu chuẩn lao động và các yếu tố các tác động đển quan hệ lao động ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đánh giá các kết quả đã đạt được và những vấn đề cần giải quyết của quan hệ lao động trong tương lai.

Mục VI và VII, đề xuất khuyến nghị để tiếp tục xây dựng và phát triên quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh  góp phần đẩy nhanh tiến trình ký kết và thực hiện tốt Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Liên minh châu Âu và tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Báo cáo quan hệ lao động 2017

Hướng tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Báo báo quan hệ lao động Việt Nam

30 năm vận động và phát triển

Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ là một chủ trương lớn mà Đảng, Nhà nước và các đối tác xã hội ở Việt Nam đang hết sức quan tâm và quyết tâm thực hiện.

Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, quan hệ lao động đã có sự thay đổi căn bản. Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ lao động mới là sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, về cơ chế và về thiết chế. Vai trò của nhà nước đối với quan hệ lao động từng bước phát huy và thay đổi theo hướng ngày càng tích cực, chủ động và năng động hơn. Sự phát triển của quan hệ lao động đã và đang đóng góp ngày càng tích cực vào tiến trình công nghiệp hóa nói riêng và việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung.

Đánh giá 30 năm hình thành, vận động và phát triển quan hệ lao động là việc làm cần thiết nhằm tổng kết, rút ra những kinh nghiệm và bài học, xác định rõ các thách thức và vấn đề đặt ra phía trước. Từ đó, Việt Nam có thể xác định được hướng đi đúng đắn cũng như những đổi mới phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và ngày càng tiến bộ.

Báo cáo được xây dựng bởi Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Nhóm tác giả gồm: Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Duy Phúc, Trần Thị Thắng, Vũ Thành Dương, Hà Kiều Trang, Hồ Thu Thủy. Trong quá trình nghiên cứu Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Xin chân thành cảm ơn vì những đóng góp quý báu của các đơn vị thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Hà Nội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân cấp cao, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và sự đóng góp hiệu quả về chuyên môn của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học đến từ các cơ quan liên quan: Lê Xuân Thành, Nguyễn Văn Bình, Phạm Thị Chung, Lê Đình Quảng, Nguyễn Ngọc Sơn, Đinh Ngọc Quý, Phạm Công Bảy, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Thị Minh Nhàn, Trần Thị Lan Anh.

EnglishVietnam