Một số thuật ngữ về quan hệ lao động

Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa những người lao động và những người sử dụng lao động tại nơi làm việc và nảy sinh từ công việc, cũng như những mối quan hệ giữa các đại diện của những người lao động và người sử dụng lao động ở cấp ngành, cấp quốc gia, và sự tương tác của những chủ thể này với nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh về luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như: tuyển dụng, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, an toàn, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép và các phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Là một hệ thống các mối quan hệ được xác lập giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ mà quan hệ đó bao gồm người sử dụng lao động, người lao động/công nhân, và chính phủ và dựa trên cơ sở những giá trị của Pancasila và Hiến pháp năm 1945 của Nhà nước Cộng hòa Indonesia.

(Indonesia, Luật Nhân lực, 2003, Điều 1)

Quan hệ lao động là quan hệ được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc người lao động thực hiện một trách nhiệm công việccá nhân để được trả công (công việc có chuyên môn, bằng cấp, chức vụ nhất định), người lao động phải tuân thủ nội quy lao động và được người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động theo pháp luật lao động, hợp đồng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.

(Nga, Bộ luật Lao động, 2001, Điều 15)

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.

(Việt Nam, Bộ luật Lao động, 2019, Điều  3 khoản 5)

Cập nhật ngày 01/1/2021

Là một khái niệm pháp lý được sử dụng phổ biến ở các quốc gia trên toàn thế giới đề cập đến quan hệ giữa một người được gọi là “người làm công” (thường được đề cập là “người lao động”) với một người sử dụng lao động mà người làm công thực hiện công việc theo một số điều kiện nhất định để đổi lại tiền công.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Là mối quan hệ giữa một bên là một doanh nhân với một bên là người lao động/công nhân trên cơ sở hợp đồng lao động trong đó qui định về công việc, tiền công và trật tự lao động.

(Indonesia, Luật Nhân lực, 2003, Điều 1)


Bao gồm các thiết chế đại diện cho các bên trong quan hệ lao động, các hình thức tương tác giữa các thiết chế này, các quy tắc và thủ tục hỗ trợ sự tương tác đó và các dạng quan hệ làm việc nói chung.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Các tiêu chuẩn lao động cơ bản bao gồm: (a) tự do hiệp hội và thương lượng tập thể, (b) xóa bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và ép buộc, (c) xóa bỏ lao động trẻ em và (d) xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

(ILO, 1998, Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc)

Là những nguyên tắc và những chuẩn mực về lao động và các vấn đề liên quan được thể hiện dưới dạng các công ước và khuyến nghị do hội nghị lao động quốc tế hàng năm của Tổ chức lao động quốc tế thông qua.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Là một thỏa thuận quốc tế quy định các tiêu chuẩn lao động quốc tế về một vấn đề (hoặc các vấn đề) cụ thể mà nó ràng buộc các nước phê chuẩn. Những nước này tự nguyện áp dụng các điều khoản của những công ước đó, sửa đổi luật lệ quốc gia theo các yêu cầu của các công ước và chấp nhận sự giám sát quốc tế trong việc thực hiện các công ước đó.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Là những nguyên tắc chỉ đạo không có tính ràng buộc nhằm định hướng các chính sách, thông lệ quốc gia về vấn đề lao động và các vấn đề liên quan. Một khuyến nghị có thể tự nó đề cập tới một chủ đề cụ thể hoặc có thể bổ sung những điều khoản trong công ước liên quan bằng việc đưa ra hướng dẫn chi tiết.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Bất kỳ quá trình nào mà bằng cách đó những thỏa thuận mang tính hợp tác trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động (hoặc các tổ chức của họ) được thành lập, được khuyến khích và được tán thành.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm tham vấn, thương lượng và/hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc thù theo từng vụ việc hoặc được thể chế hóa.

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Là một diễn đàn trao đổi, tham vấn về những vấn đề liên quan tới quan hệ lao động trong một doanh nghiệp mà những thành viên trong diễn đàn đó là các doanh nhân, công đoàn/nghiệp đoàn lao động đã đăng ký tại một cơ quan có thẩm quyền của nhà nước về các vấn đề nhân lực hoặc đại diện của công nhân/người lao động

(Indonesia, Luật Nhân lực, 2003, Điều 1)

Là một diễn đàn trao đổi, tham vấn và thảo luận về những vấn đề nhân lực mà thành viên của diễn đàn là đại diện từ các tổ chức của người sử dụng lao động, các tổ chức của người lao động/công nhân và chính phủ.

(Indonesia, Luật Nhân lực, Điều 1)

Sự tham vấn của các cơ quan có thẩm quyền với các tổ chức đại diện cao nhất của người sử dụng lao động và người lao động.

(Heron, R and Unger, L, 1999, Glossary of Labour Administration and Related Terms)

Sự hợp tác giữa chính phủ và các đối tác xã hội trong việc điều hành các hoạt động quản lý lao động nhất định. Các bên phải luôn sẵn sàng dù cho có sự khác biệt về lợi ích không thể chối bỏ giữa họ, để khảo sát các vấn đề chung của các bên và tìm kiếm những giải pháp có thể chấp nhận được với mỗi bên.

(Heron, R and Unger, L, 1999, Glossary of Labour Administration and Related Terms)

Bao gồm tất cả các hình thức đàm phán, tham vấn hoặc đơn giản là trao đổi thông tin giữa cả ba hoặc hai trong số các đại diện chính phủ, người sử dụng lao động người lao động về các vấn đề lợi ích chung liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội.

(ILO, 2009, Gender, Employment and the Informal Economy: Glossary of Terms)

Đề cập các tương tác giữa người sử dụng lao động với người lao động, và các tổ chức đại diện tương ứng của họ, liên quan đến việc chia sẻ thông tin, trao đổi ý kiến, giải quyết các vấn đề, giải quyết xung đột, và thúc đẩy các lợi ích chung của các bên tham gia đối thoại.

Đối thoại xã hội có thể là:

– Ba bên, liên quan đến các cơ quan chính phủ, người lao động/công đoàn và người sử dụng lao động;

– Hai bên, liên quan đến người lao động/công đoàn và người sử dụng lao động;

– Đa bên, liên quan đến các cơ quan chính phủ, người lao động/công đoàn, người sử dụng lao động với các đại diện của xã hội dân sự.

(Robert Heron, Social dialogue and workplace cooperation – An overview)

Các tổ chức của người lao động và sử dụng lao động. Thuật ngữ này biểu thị mối quan hệ gắn bó giữa các tổ chức đó.

(Heron, R and Unger, L, 1999, Glossary of Labour Administration and Related Terms)

Là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong Châu Âu đề cập đến các đại diện của người sử dụng lao động và người lao động (các tổ chức của người sử dụng lao động và công đoàn)

 (Eurofound)

Những cơ chế để thiết lập và cải thiện mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động trong phạm vi doanh nghiệp. Nó liên quan đến sự tương tác giữa người lao động với người sử dụng lao động tại tất cả các cấp trong phạm vi doanh nghiệp.

(Robert Heron, Social dialogue and workplace cooperation – An overview)

Đề cập đến việc người lao động và người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề cả 2 bên cùng quan tâm thông qua tham vấn và thảo luận.

(Heron, R and Unger, L, 1999, Glossary of Labour Administration and Related Terms)

Quy định cấu trúc thông qua đó người lao động với người sử dụng lao động tương tác với nhau về những vấn đề như công việc, điều kiện làm việc và trả lương.

(Eurofound)

(…) Trách nhiệm xã hội liên quan tới việc giải quyết các vấn đề thuộc về luật pháp, đạo đức, thương mại và các kỳ vọng xã hội khác đối với công việc kinh doanh. Đó cũng là việc đưa ra các quyết định tương đối công bằng với yêu cầu của các đối tác chủ chốt.

(Ivanka Mamic, 2004, Implementing codes of conduct – How Businesses Manage Social Performance in Global Supply Chains)

Là một bộ quy tắc thành văn do doanh nhân đề ra quy định cụ thể về các yêu cầu công việc và kỷ luật lao động cũng như quy tắc ứng xử của doanh nghiệp.

(Indonesia, Luật Nhân lực, 2003, Điều 1)

Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.

(ILO, Công ước số 87, Điều 2)

Là quyền nhóm họp công khai hoặc họp riêng của con người với mục đích cùng tham gia vào sự nghiệp chung và cùng nhau liên kết nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể. Trong quan hệ lao động, quyền tự do hiệp hội là quyền của người lao động và người sử dụng lao động được tổ chức và gia nhập các tổ chức công đoàn và các tổ chức của người sử dụng lao động theo sự lựa chọn của riêng họ để đại diện cho quyền lợi của họ

(David Macdonald and Caroline Vardenabeele, 1996, Glossary of Industrial Relations and Related Terms)

Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt và không cần phải xin phép trước, có quyền thành lập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình nhằm mục đích duy nhất là nghiên cứu, thúc đẩy các lợi ích và bảo vệ các quyền, cũng như là các lợi ích tinh thần và vật chất, của tập thể và cá nhân những người được vị thế của tổ chức đó điều chỉnh.

Các tổ chức chuyên biệt của người lao động được gọi là “công đoàn của người lao động”.

Các tổ chức chuyên biệt của người sử dụng lao động được gọi là “hiệp hội của người sử dụng lao động”.

(Campuchia, Luật lao động, 1997, Điều 266)

EnglishVietnam