CIRD – Trung tâm Quan hệ Lao Động – Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

Cục Quan hệ lao động và Tiền lương

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG

  • Home
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Cơ cấu tổ chức
    • Các hoạt động chính
    • Các đối tác chính
  • Hoạt động
    • Hỗ trợ địa phương
    • Dịch vụ tư vấn, đào tạo
    • Mạng lưới QHLĐ VN
    • Hợp tác quốc tế
  • Tư vấn và đào tạo
  • Tin tức
    • Các vấn đề chung
    • Tổ chức đại diện
    • Đối thoại, thương lượng & thoả ước
    • Thiết chế trong QHLĐ
    • Tranh chấp lao động
    • Vấn đề liên quan
  • Văn bản
    • Việt Nam
    • Quốc tế
  • Dữ liệu
    • Kiến thức cơ bản
    • Số liệu
    • Ấn phẩm
    • Bản tin Quan hệ lao động
    • Video
  • Nghiên cứu trao đổi
    • CPTPP
    • Nghiên cứu khác
  • Liên hệ

Dữ liệu

Người lao động tự nguyện đi làm trong ngày nghỉ lễ thì trả lương thế n...

Tháng Năm 11, 2019 no comments
Công ty chúng tôi đầu năm đã xây dựng kế hoạch và thông báo cho người lao động để nghỉ toàn bộ ngày phép năm, nhưng thực tế người lao động không muốn nghỉ, muốn đi làm trong những ngày phép năm và đã...

Hoán đổi ngày nghỉ trong tháng thì tính lương cho người lao động thế n...

Tháng Năm 10, 2019 no comments
Công ty chúng tôi thực hiện làm việc 48 giờ/tuần, ngày nghỉ hàng tuần cố định là ngày chủ nhật và nghỉ lễ, tết theo đúng quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện cho người lao động có kỳ nghỉ dài nhâ...

Có được trả lương bằng ngoại tệ cho lao động nước ngoài không?...

Tháng Năm 9, 2019 no comments
Chúng tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được ký hợp đồng lao động trả tiền lương bằng ngoại tệ (USD) cho người lao động là người nước ngoài hay không? Trả lời Theo quy định tại Khoả...

Phân biệt phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác?

Tháng Năm 8, 2019 no comments
Công ty chúng tôi có một số khoản chi trả cho người lao động như: tiền (thưởng) chuyên cần; tiền (thưởng) năng suất; tiền (thưởng) Tết/tháng 13; tiền (thưởng) thâm niên; tiền (thưởng) tay nghề, bằng ...

Năm 2018, gần 3.000 người chết và bị thương do tai nạn lao động...

Tháng Tư 11, 2019 no comments
Sáng 11-4, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về An toàn – vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) trung ương đã tổ chức họp báo thông tin Tháng hành động AT-VSLĐ năm 2019. Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An...

Điều chỉnh thời gian áp dụng thang bảng lương như thế nào là đúng?...

Tháng Tư 9, 2019 no comments
Doanh nghiệp đã xây dựng thang lương, bảng lương tạm thời vào tháng 01/2016 (áp dụng tính từ ngày 01/01/2016). Đến tháng 03/2017 doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh thang lương, bảng lương và đề nghị đ...

Ý kiến của công đoàn cơ sở có phải là điều kiện bắt buộc khi xây dựng ...

Tháng Tư 8, 2019 no comments
Ý kiến của công đoàn cơ sở có phải là điều kiện bắt buộc khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không? Đối với trường hợp doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở thì phải xử lý thế nào...

Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các vùng khác nhau thì áp dụng lương...

Tháng Tư 4, 2019 no comments
Công ty A hiện có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên do đặc thù công việc nên nhân viên làm việc rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Vậy xin hỏi, với những lao động làm v...

50 câu hỏi thường gặp về lao động, quan hệ lao động và tiền lương...

Tháng Ba 11, 2019 no comments
Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành cùng với những hoạt động tập huấn giúp người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình triển khai các quy định của Bộ luật Lao động. Tuy ...

Không họp mà chỉ lấy ý kiến ban công đoàn để xử lý kỷ luật với hình th...

Tháng Ba 8, 2019 no comments
Anh Tuấn làm việc tại Công ty X theo hợp đồng xác định thời hạn. Tháng trước, anh Tuấn có hành vi vi phạm nội quy lao động của Công ty và bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách. Vì anh Tuấn vi p...
« Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … 14 Trang sau »

Nổi bật

Nghị định 145/2020/NĐ-CP tiếng Anh – bản dịch của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)...

Chính phủ hướng dẫn 04 quy định mới về tiền lương từ 01/02/2021

Quy định mới về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

Điểm mới về trả lương qua thẻ ATM cho người lao động từ năm 2021

50 câu hỏi về tổ chức của người lao động

Lao động, Tiền lương

Chính phủ hướng dẫn 04 quy định mới về tiền lương từ 01/02/2021

Quy định mới về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

Điểm mới về trả lương qua thẻ ATM cho người lao động từ năm 2021

Một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2021...

Quốc hội “chốt” chưa điều chỉnh mức lương cơ sở, chuẩn nghèo năm 2021...

Video

Liên kết

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Phòng Thương mại và Công nghiệp VN
  • Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
  • Cổng thông tin điện tử Chính phủ
  • Cổng thông tin điện tử Quốc hội

Câu hỏi thường gặp

Trừ lương người lao động là đúng hay sai?

Đinh Văn Công (quận Tân Bình, TP HCM) hỏi: “Tôi là lái xe giao hàng cho công ty từ năm 2014. Theo hợp đồng lao động đã ký, số ngày công tôi phải làm việc là 26 ngày/tháng. Vài tháng gần đây, không hiểu lý do gì công ty chỉ bố trí cho tôi làm khoảng 20 ngày và tự ý trừ số ngày lương chênh lệch so với số ngày làm việc quy định trong hợp đồng. Khi tôi thắc mắc thì công ty cho biết chỉ trả lương theo thời gian thực tế làm việc. Công ty làm vậy có đúng luật?”.

Tự ý trừ lương người lao động là đúng hay sai? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, trả lời: Điều 98 Bộ Luật Lao động quy định khi người lao động (NLĐ) phải ngừng việc mà lỗi do người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì được trả đủ tiền lương. Mặt khác, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ, NLĐ hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, ở trường hợp trên, anh Công không làm việc đủ ngày công theo thỏa thuận trong hợp đồng không phải lỗi của anh mà do công ty không bố trí công việc nên phải trả đầy đủ tiền lương cho anh theo hợp đồng lao động. Trường hợp công ty chứng minh được việc bố trí ít ngày công cho NLĐ là vì các nguyên nhân khách quan hoặc vì lý do kinh tế thì phải tiến hành thỏa thuận lại mức lương. Việc công ty tự ý trừ lương mà chưa thỏa thuận với NLĐ là trái quy định pháp luật.

Theo Báo Người Lao Động

Xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Chi tiết:
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỏ Nikel Bản Phúc (TP. Hà Nội) hỏi về việc xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc đối với người lao động của Công ty .
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỏ Nikel Bản Phúc (TP. Hà Nội)
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Trong đó, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 34 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Căn cứ quy định nêu trên và nội dung phản ánh của Công ty thì việc xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động làm việc theo chế độ nửa ngày (4 tiếng/ngày) được tính như đối với người lao động làm việc trọn thời gian (8 tiếng/ngày).
Vì vậy, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỏ Nikel Bản Phúc căn cứ vào thực tế làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động để thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định.
Có phải đóng BHXH cho lao động bán thời gian?
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM trả lời hỏi đáp của bạn đọc, các đơn vị, công ty về các chính sách bảo hiểm xã hội.

Làm hồ sơ đăng ký BHXH tại cơ quan BHXH TPHCM

Làm hồ sơ đăng ký BHXH tại cơ quan BHXH TPHCM

° Công ty dự định ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) bán thời gian và trả lương theo giờ làm việc với một số người lao động. Ví dụ: nhân viên toàn thời gian làm 8 giờ/ngày, nghỉ thứ bảy và chủ nhật, lương 5 triệu đồng/tháng; nhân viên bán thời gian (part-time), ký HĐLĐ 6 tháng, làm 4 giờ/ngày, nghỉ thứ bảy và chủ nhật, lương 2,5 triệu đồng/tháng. Vậy công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người làm part-time không? Theo quy định, việc đóng BHXH sẽ căn cứ vào ngày làm việc, vậy đối với nhân viên part-time thì sẽ đóng BHXH như thế nào; có thể quy số giờ làm việc trong tháng ra ngày công (8 giờ/ngày) để tính ngày công đóng BHXH hay không? (Công ty SWISS POST SOLUTIONS, quận 12, TPHCM)
– Ông CAO VĂN SANG, Giám đốc BHXH TPHCM: Khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử.
Theo Quyết định số 959 của BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Mức lương đóng BHXH không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Như vậy, trường hợp giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp vẫn phải đăng ký tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và người lao động vẫn được hưởng các chế độ, nghỉ phép, chế độ trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng như đối với lao động làm trọn thời gian.
Cũng theo Quyết định số 959, người lao động không làm việc hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trường hợp người lao động vẫn làm việc đầy đủ ngày công trong tháng mà đơn vị thực hiện tính tổng số giờ làm việc để làm căn cứ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là trái với quy định của pháp luật.
° Công ty có người lao động ký hợp đồng thử việc từ ngày 18-12-2016. Đến ngày 18-1-2017, người lao động được ký hợp đồng chính thức. Khi khai báo với cơ quan bảo hiểm, công ty khai tăng lao động vào tháng 2-2017 và tiến hành đóng bảo hiểm cho họ cũng là vào tháng 2. Tuy nhiên, BHXH quận 12 đề nghị công ty tôi phải đóng luôn tiền BHXH của cả tháng 1. Yêu cầu này có đúng không? (Công ty TNHH Giải pháp phần mềm công tác và thanh toán, quận 12, TPHCM)
– Căn cứ Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, Quyết định số 959, trường hợp thời gian thử việc được lồng ghép trong hợp đồng chính thức có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì thời gian thử việc phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp người lao động ký HĐLĐ thử việc riêng tách biệt với hợp đồng chính và có thời hạn dưới 3 tháng thì thời gian thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH.
° Theo quy định, doanh nghiệp phải rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động giữ. Vậy, sau khi đã bàn giao sổ mà người lao động làm mất/hư hỏng sổ, thì chính người lao động hay người sử dụng lao động có nghĩa vụ làm hồ sơ cấp lại sổ mới? (Công ty TNHH Arrive Technologies Việt Nam, quận Tân Bình, TPHCM)
– Khi doanh nghiệp đã bàn giao sổ BHXH cho người lao động tự lưu giữ, bảo quản và người lao động làm mất hoặc hư hỏng sổ BHXH thì có 2 trường hợp. Nếu người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, người lao động cần lập hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH, hoặc nộp thông qua doanh nghiệp nơi đang làm việc để được giải quyết cấp lại sổ. Nếu người lao động đã nghỉ việc thì người lao động lập hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH để được giải quyết.
Cách tính trả lương ngày nghỉ hàng năm và tính phép năm trong thời gian thử việc

Công ty TNHH MTV may mặc Việt – Pacific (Hà Nội) đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải đáp về cách tính trả lương ngày nghỉ hàng năm và tính phép năm trong thời gian thử việc.

Trả lời:

Tính trả lương ngày nghỉ hàng năm
Theo quy định tại Điểm c Điều 97 Bộ luật lao động và Điểm c Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên thì tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng năm đã được người sử dụng lao động quy định thì người lao động được trả lương làm thêm theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP (ít nhất bằng 300% tiền lương thực trả chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày); trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.
Phép năm trong thời gian thử việc
Theo nội dung Công ty phản ánh thì Công ty đã quy định tính ngày nghỉ hàng năm tương ứng cho thời gian thử việc. Sau thời gian thử việc, nếu ký hợp đồng lao động thì tính vào ngày nghỉ hàng năm, nếu không ký hợp đồng lao động thì thanh toán tiền ngày nghỉ hàng năm tương ứng. Việc quy định như vậy là không trái với quy định của pháp luật.
Đối với thợ may có thời gian thử việc 1 tháng, được hưởng 1 ngày nghỉ hàng năm là phù hợp với cách tính ngày nghỉ hàng năm quy định tại Điều 7 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; đối với thợ phụ có thời gian thử việc 6 ngày thì thời gian nghỉ hàng năm tương ứng làm tròn là 0 ngày.

Tranh chấp lao động tập thể được giải quyết như thế nào?

Tranh chấp lao động tập thể theo Bộ luật Lao động 2012 được giải quyết theo quy trình sau:

quy-trinh-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tap-the

Return to Top
Thương lượng có phải là một hình thức đối thoại xã hội?

Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức trao đổi thông tin,  tư vấn – tham khảo và cao nhất là hình thức đàm phán – thương lượng.

Mạng lưới QHLĐ Việt Nam

Toạ đàm quan hệ lao động tháng 10

Khung khổ QHLĐ và những vấn đề đặt ra đối với vai trò hỗ trợ QHLĐ của cơ quan nhà nước...

Một số nét nổi bật về quan hệ việc làm ở Singapore và Trung Quốc

Một số nét nổi bật về quan hệ việc làm ở Hoa Kỳ và Đức

Văn bản pháp luật

Icon
Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH | 2.20 MB
Download
Icon
NĐ 145/2020/ND-CP tiếng Anh | 503.56 KB
Download

Nội bộ

  • Email
  • Lịch công tác

Lượt truy cập

  • 0
  • 6
  • 1.903.922

About us

Thank you for using for buying this theme from Well Themes. If you have questions, please feel free contact.

Popular Categories

  • Tin tức
    • Các vấn đề chung
  • Nghiên cứu trao đổi
    • Nghiên cứu khác
  • Dữ liệu

Bài viết mới

  • Tập huấn về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội ngày 18-19/01/2021 tại TP.HCM
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP tiếng Anh – bản dịch của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
  • Chính phủ hướng dẫn 04 quy định mới về tiền lương từ 01/02/2021
  • Quy định mới về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
  • Điểm mới về trả lương qua thẻ ATM cho người lao động từ năm 2021

Phản hồi gần đây

  • Kieu Trang trong Các thiết chế về quan hệ lao động trong một quốc gia
  • Nhữ Dương trong Đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU, Việt Nam thêm động lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
  • Hằng trong Các thiết chế về quan hệ lao động trong một quốc gia
  • admin@cird.gov.vn trong Tranh chấp lao động – Phòng ngừa và giải quyết đình công tại nơi làm việc
  • admin@cird.gov.vn trong Mô hình Quan hệ lao động ở Việt Nam

Trang thông tin điện tử Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động
Cơ quan chủ quản: Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trụ sở: Số 3 ngõ 7 đường Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: Văn phòng: (04)39369803; Fax: (04) 39393027;
Email: admin@cird.gov.vn
Ghi rõ nguồn 'Trang thông tin điện tử Trung tâm Hỗ trợ Phát triển QHLĐ' hoặc 'www.cird.gov.vn/ www.quanhelaodong.gov.vn ' khi phát hành lại thông tin từ Website này.


EnglishVietnam

WordPress Download Manager - Best Download Management Plugin